Chưa up ảnh

Chi tiết tin tức

GIAI ĐOẠN 2 CỦA DỰ ÁN CLIMATE JUSTICE: CUỘC THI VIẾT LUẬN

Đối tượng:
– Học sinh Tiểu học (Lớp 4, 5): tham gia bài viết tối đa 400 từ
– Học sinh Trung học (lớp 6, 7, 8): Tham gia bài viết tối đa 600 từ
Hình thức:
– Mỗi cá nhân học sinh nộp bài luận bằng tiếng Anh, có tiêu đề riêng bằng tiếng Anh, trong khuôn khổ chủ đề: CLIMATE JUSTICE
– Viết tay hoặc đánh máy
Thời gian dự thi: 29/10/2021 – 6/11/2021
Công bố giải thưởng: 11/11/2021
Cơ cấu giải thưởng:
– 5 giải nhất; 10 giải nhì; 15 giải ba/ khối; và các giải phụ khác
– Những bài luận đạt giải cao sẽ được gửi đi thi vòng Quốc Tế được tổ chức bởi Quỹ Vì cuộc sống vững bền
– Những học sinh có bài viết tốt sẽ được tiếp Giai đoạn 3 của dự án: DEBATE
Gợi ý nội dung viết luận:
      Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra ngay ở đây và ngay lúc này; các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang được cảm nhận trên toàn thế giới (Việt Nam cũng là nơi hứng chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu cực đoan). Biến đổi khí hậu đã và đang cản trở những nỗ lực về giảm nghèo và sinh kế bền vững, gây ra rất nhiều những bất bình đẳng trên các khía cạnh khác nhau. Việc cung cấp, nêu ra các bằng chứng về những bất bình đẳng, những hiện trạng đói nghèo và những hệ lụy kéo theo sẽ có vai trò cảnh tỉnh, giác ngộ toàn cầu hướng tới lối sống bền vững nhằm xóa dần khoảng cách bất bình đẳng này.

     Các biểu hiện của bất bình đẳng có thể là:
• Các quốc gia ít phát triển nhất (Least Developed countries – LDC’s) và các quốc gia đang phát triển vùng đảo nhỏ (Small Island Developing States – SIDS) đối mặt với các tác động to lớn của biến đổi khí hậu, trong khi các quốc gia phát triển không phải hứng chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu lại chính là nơi thải ra phần lớn lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới.
• Bất bình đẳng về cơ hội được đến trường, được giáo dục của trẻ em (Chỉ 53% trẻ em trên thế giời hoàn thành chương trình trung học cơ sở (secondary school))
• Bất bình đẳng về chất lượng cuôc sống (Hơn 9% dân số toàn cầu đang sống ở mức cực kì nghèo khổ)
• Bất bình đẳng về giới (Phụ nữ chỉ chiếm 23.7% trong chính phủ của các quốc gia)
• Tỉ lệ người tị nạn toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010.
• Các dân tộc bản địa trên toàn thế giới tiếp tục phải đối mặt với việc bị gạt ra ngoài lề, phân biệt đối xử và loại trừ một cách nặng nề
Ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác nữa của bất bình đẳng.

Bình luận